Kiến thức

Các khái niệm cơ bản trong chứng khoán

Các khái niệm cơ bản trong chứng khoán

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán không chỉ là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu tài sản mà còn là giấy chứng nhận các quyền lợi khi sở hữu phần vốn của công ty hoặc tổ chức phát hành. Sở hữu chứng khoán mang lại những quyền như biểu quyết, nhận cổ tức, và tham gia vào quyết định quan trọng của tổ chức.

Các loại chứng khoán

  • Cổ phiếu (chứng khoán cổ phần): khi sở hữu cổ phiếu, bạn trở thành người sở hữu 1 phần công ty. Ở Việt Nam, đây là loại hình được giao dịch nhiều nhất trên sàn chứng khoán. Khi sở hữu cổ phiếu thường, bạn có quyền biểu quyết, nhận cổ tức, tham gia các cuộc họp đại hội cổ đông, bầu ban quản trị,...
  • Trái phiếu (chứng khoán nợ): khi sở hữu trái phiếu, bạn là chủ nợ của công ty và được nhận lãi suất (thường cao hơn lãi suất ngân hàng). Đây là hình thức ít rủi ro hơn nhưng đòi hỏi thời gian lâu hơn (từ 1 - 10 năm).
  • Chứng chỉ quỹ: bằng việc mua chứng chỉ quỹ, bạn sở hữu một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán. Sau đó công ty quản lý quỹ sử dụng số vốn này để đầu tư vào các loại tài sản như cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, bất động sản… và chia sẻ thu nhập cho bạn.
  • Chứng khoán phái sinh: Là loại chứng khoán phát hành dựa trên các hợp đồng tương lai, quyền chọn, quy đổi và hợp đồng kỳ hạn.
  • Các Loại Khác: Ngoài các loại chứng khoán chính, còn tồn tại các loại khác như chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần và chứng chỉ lưu ký.

Thị Trường Chứng Khoán (TTCK)

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán và chuyển nhượng các loại chứng khoán. Mỗi giao dịch đều dẫn đến sự thay đổi chủ thể sở hữu chứng khoán.

Phân loại thị trường chứng khoán

  • Thị trường sơ cấp: Nơi diễn ra giao dịch chứng khoán phát hành lần đầu, nhằm mục đích tạo vốn cho tổ chức.
  • Thị trường thứ cấp: Nơi Nhà Đầu Tư mua bán các chứng khoán đã được phát hành tại thị trường sơ cấp.

Các chủ thể tham gia TTCK

  • Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN): Là cơ quan thuộc Bộ Tài Chính, có trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK.
  • Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK): Là hình thức tổ chức TTCK, cung cấp địa điểm và phương tiện cho giao dịch.
  • Công ty chứng khoán (CTCK): Các công ty này được thành lập và hoạt động theo luật, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo giấy phép của UBCKNN.
  • Công ty niêm yết: Là các công ty đại chúng, phát hành cổ phiếu và được phép mua bán trên TTCK.
  • Nhà đầu tư (NĐT): Người tham gia giao dịch mua bán trên TTCK, có thể là cá nhân, tổ chức, nước ngoài/khối ngoại hoặc tự doanh.

Người tham gia giao dịch mua bán trên TTCK, có thể chia thành:

  • NĐT cá nhân: là các cá nhân tự đưa ra quyết định đầu tư với vốn đầu tư nhỏ.
  • NĐT tổ chức: các công ty tài chính, đầu tư, bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm xã hội khác,.. thường mua bán với số lượng lớn và có các chuyên gia kinh nghiệm đưa ra quyết định đầu tư.
  • NĐT nước ngoài/ khối ngoại: là cá nhân hoặc tổ chức từ các quốc gia khác, tham gia vào TTCK VN.
  • Tự doanh: một bộ phận của các CTCK tự mua bán chứng khoán để kiếm lợi nhuận và giúp đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.
Chỉ số chứng khoán Việt Nam