Bảng cân đối kế toán có thể phân thành hai phần chính là tài sản và vốn. Trong phần vốn, chúng ta có công thức cơ bản là Tài sản bằng Nợ phải trả cộng Vốn chủ sở hữu.
Tài sản là tất cả những gì thuộc sở hữu của doanh nghiệp và được sử dụng để tạo ra lợi ích. Tài sản chia thành hai loại chính: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn: Đây là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Bao gồm tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu từ khách hàng, và hàng tồn kho.
Tài sản dài hạn: Đây là tài sản có thời gian sử dụng trên một năm, bao gồm tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng, tài sản đầu tư, bất động sản, và lợi thế thương mại.
Nợ phải trả là một phần của Nguồn vốn, phản ánh nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với các bên ngoại. Nó được chia thành Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn: Là nghĩa vụ phải thanh toán trong vòng một năm. Bao gồm nợ đối với nhà cung cấp, các khoản phải nộp nhà nước, và các khoản vay ngắn hạn.
Nợ dài hạn: Là nghĩa vụ phải thanh toán sau một năm, bao gồm nợ dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Các khoản nợ có thể chia làm hai loại là nợ có trả lãi và nợ không trả lãi:
Nợ không phải trả lãi (còn gọi là nợ chiếm dụng do doanh nghiệp không mất chi phí sử dụng vốn): Phải trả người bán: Thể hiện số tiền mà doanh nghiệp chưa thanh toán (còn nợ) cho nhà cung cấp. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả người lao động…: Tương tự, đây là khoản phải trả của doanh nghiệp đối với nhà nước (về thuế GTGT, thuế TNDN…), phải trả cho người lao động.
Nợ phải trả lãi: Vay và nợ ngắn hạn/dài hạn: Là khoản tiền vay nợ tín dụng. Nếu như các khoản nợ trên là nợ chiếm dụng (doanh nghiệp không mất chi phí sử dụng vốn), thì với khoản vay này doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn (trả lãi vay cho ngân hàng).
Vốn chủ sở hữu đại diện cho tài sản ròng của doanh nghiệp và bao gồm vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối.
Vốn góp chủ sở hữu: hay vốn cổ phần, là số vốn thực tế được góp vào doanh nghiệp.
Lợi nhuận chưa phân phối: Nếu trong năm tài chính, doanh nghiệp quyết định tái đầu tư thì phần lợi nhuận giữ lại sẽ được chuyển từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào tài khoản này.
Cách đọc bảng cân đối kế toán:
Để nhận biết rủi ro, quan sát sự biến động của Vốn lưu động thuần, có thể là một chỉ số quan trọng. Nếu Vốn lưu động thuần giảm và trở thành âm, đó có thể là dấu hiệu của sự mất cân đối tài chính và áp lực về khả năng thanh toán tăng lên.